Làm thế nào để chăm sóc trẻ nhỏ "chất" và" lượng" (Phần 1)

Thursday, April 21, 2016
1. Vì sao bé dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước:Một người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và được khuyên là không cần phải cho bé uống thêm nước trong suốt 6 tháng tuổi đầu; nhưng đã vấp phải sự phản đối gay gắt của bậc ông bà trong gia đình.

Theo ông bà, chẳng có ai trên đời này có thể sống mà thiếu nước. Vậy trong trường hợp này ai đã nhầm lẫn và sai lầm ở đâu?

Các cụ” cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng…

Thực ra các bậc ông bà thường thương cháu và nghĩ mình có dày dặn kinh nghiệm nuôi con nên hay áp đặt vào con cái trong chuyện chăm sóc trẻ. Tuy nhiên kinh nghiệm phải đi đôi với kiến thức khoa học, và phải tùy thuộc vào từng đứa trẻ cụ thể để có cách chăm sóc bé một cách phù hợp.

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này vì phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước – đó là ông bà trong nhà. “Các cụ” cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng…

Sự thật là, nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bé không cần phải uống thêm nước lọc cho đến khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Vì việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ.

Ngoài ra, do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Chẳng có nguồn nước nào sạch sẽ và đầy đủ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có thành phần 85% là nước; do đó việc bú mẹ hoàn toàn có thể cung cấp nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vì vậy, trong 6 tháng đầu, nếu bạn đủ sữa đảm bảo cho bé được bú mẹ hoàn toàn thì không cần thiết và không nên cho trẻ uống thêm nước nhằm giúp trẻ tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ.

Nếu cần, bạn chỉ nên cho bé tráng miệng vài giọt nước cho sạch miệng sau khi bé bú xong.

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bé không cần phải uống thêm nước lọc cho đến khi tròn 6 tháng tuổi.

Còn bé không bú sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ cần thêm một chút nước mỗi khi ăn/uống sữa bột.

Vì vậy, kết luận là: Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin, nước và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.

Mẹ không nên cho bé uống thêm nước nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ; và cũng không cần cho bé uống nước đường trong tuần đầu mới sinh, vì nước đường còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.


2. Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé:

Tuy muối là chất cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá đà đối với các bé đang tập ăn dặm sẽ gây hậu quả khôn lường.

Chủ đề “Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé” hẳn là chủ đề phổ biến gây ra những “cuộc chiến” mâu thuẫn chăm con trong nhiều gia đình Việt. Người sợ con nhạt miệng nên muốn cho mắm muối thêm vào cháo cho con ngon miệng hơn, người lại nhất quyết phản đối việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên rằng không cần cho muối vào đồ ăn ăn dặm của bé.

Tại sao không cần cho muối vào đồ ăn dặm của bé?

– Hại thận

Muối là một vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. (nhỏ hơn 1g đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi) Hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và thận là một trong những cơ quan yếu ớt nhất. Thận của bé không thể chuyển hóa được một hàm lượng muối quá lớn đi vào trong người. Vì thế, cho bé hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận của bé, có thể ảnh hưởng đến não.

– Hình thành thói quen ăn mặn khó bỏ

Khi mẹ nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

– Không có muối, không sợ bé nhạt miệng

Nhiều mẹ sợ không cho muối vào đồ ăn dặm thì bé sẽ phải nếm những món bột, cháo lỏng lét, nhạt toẹt, khó ăn. Thực ra, điều này không hề ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn cho trẻ vì ở trẻ mới ăn dặm, các bé hoàn toàn chưa biết khái niệm mặn, nhạt là gì.

Nguy hiểm "giật mình" khi cho muối vào đồ ăn dặm của bé - 1

Trẻ mới ăn dặm, các bé hoàn toàn chưa biết khái niệm mặn, nhạt là gì nên mẹ không sợ bé bị nhạt miệng vì không được ăn muối.

Không cho muối vào đồ ăn dặm, trẻ hấp thụ muối qua đâu?

Các chuyên gia y tế đều khuyên rằng việc cho muối vào thức ăn của những bé đang độ tuổi tập ăn dặm là không cần thiết. Đối với các bé này, lượng muối khoáng có tự nhiên trong rau củ quả, sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ. Nếu mẹ cảm thấy cần thiết, chỉ cần nêm thêm một vài hạt muối vào cháo ăn dặm cho bé (thường đó là trong trường hợp bé ăn bột gạo xay, còn nếu mẹ dùng bột ăn liền có gia vị sẵn cho trẻ thì không cần thêm bất kì gia vị nào khác)

Nhu cầu muối theo từng độ tuổi của bé:

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

– Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

– Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

– Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

– Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

– Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Thận trọng với thức ăn tiềm ẩn lượng muối cao

Mặc dù bố mẹ không cố tình cho muối vào đồ ăn của con nhưng rất nhiều trẻ em bị vô tình cho ăn những loại thực phẩm có hàm lượng muối rất cao. Do đó, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn nào cho bé, mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, mẹ gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Dưới đây là một số thực phẩm cần phải để ý đến hàm lượng muối bên trong khi cho trẻ ăn:

– Sữa bò: sữa bò có hàm lượng muối cao hơn và hàm lượng vitamin và khoáng chất thấp hơn so với sữa mẹ và sữa công thức. Đó là lí do vì sao mà trẻ em dưới 1 tuổi không được phép uống sữa bò.

– Bánh mì, pho mát, ngũ cốc ăn sáng

– Các thực phẩm đồ hộp, thức ăn công nghiệp…

3. Bảy sản phẩm dễ chứa chất độc hại

1. Bỉm, tã giấy

Một trong những sản phẩm trẻ em thông dụng nhất nhưng lại dễ chứa thành phần có hại cho làn da của trẻ là các loại bỉm, tã giấy. Phần lớn các loại tã dùng một lần đều có chứa các thành phần dễ gây kích ứng da trẻ và có hại cho môi trường như nước hoa, thuốc nhuộm, clo và dioxin… Nước hoa và thuốc nhuộm có khả năng gây kích ứng da (hăm tã), còn dioxin là một chất gây ung thư cho con người, vì nó sản phẩm phụ của chất tẩy trắng tã giấy. Cần lưu ý rằng phần lớn mức độ dioxin là không đáng kể để coi là có hại, do đó, việc phát ban da thay đổi theo từng mức độ nghiêm trọng mới thực sự là mối quan tâm duy nhất. Do vậy, các mẹ nên chọn loại tã không có chất nhuộm hoặc tẩy clo cho con nhé.

2. Giấy ướt:


Da em bé thường mềm mại và nhạy cảm, đặc biệt ở khu vực phía dưới. Những loại giấy ướt thường chứa cồn, nước thơm, chất bảo quản và các hóa chất khác. Chất cồn sẽ làm khô và bỏng da khi có phát ban; nước thơm tổng hợp có thể gây viêm da khi tiếp xúc, còn các hóa chất và chất bảo quản khác thậm chí có thể gây ung thư. Nếu có thể, hãy chọn các giấy ướt không chứa chất cồn, nước thơm và các hóa chất mạnh.

3. Dầu gội & sữa tắm

Đã bao giờ bạn nhìn vào các thành phần trên chai dầu gội đầu em bé? Các chất Paraben, sunfat và formaldehyde được biết đến là những chất gây ung thư. Hiện nay có nhiều nhãn hiệu dầu gội dành cho người lớn được sản xuất mà không có các hóa chất này, nhưng chúng vẫn còn thấy trong hầu hết các sản phẩm dầu gội đầu và sữa tắm trẻ em! Vì trẻ con nhạy cảm hơn với các chất độc, các mẹ nên đọc nhãn hàng và tránh bất cứ sản phẩm nào chứa những thành phần như vậy.

4. Nước thơm

Các thương hiệu hàng đầu có thể có mùi hương rất tuyệt, nhưng thành phần của chúng lại không có nhiều tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Cũng như với dầu gội và xà phòng, các bạn nên đọc nhãn hiệu để xem liệu có các thành phần gây ung thư hay không, kể cả dầu khoáng.

5. Dầu trẻ em

Dầu trẻ em chủ yếu là dầu khoáng chứa chất bảo quản và nước hoa. Dầu khoáng đóng vai trò hoạt động như rào cản khi bám trên làn da giống như một lớp bọc nhựa, ngăn ngừa độ ẩm vào trong hoặc ra ngoài. Làn da mỏng manh của bé không cần chướng ngại ngăn ngừa da hô hấp, tiết dầu tự nhiên và hoạt động như vậy. Ngay cả phụ nữ chúng ta cũng nên tránh các sản phẩm làm đẹp với dầu khoáng vì nó khiến làn da bị lão hóa sớm.

6. Phấn trẻ em

Phấn trẻ em là một sản phẩm lâu đời sử dụng để hút độ ẩm và ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, phấn trẻ em chủ yếu là đá tan – thành phần rất có hại cho cả mẹ và bé nếu hít phải – có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, chẳng hạn như bệnh hen suyễn. Nếu bạn phải sử dụng phấn, hãy dùng sản phẩm không làm từ bột đá nhé.

7. Quần áo mới

Nhiều mẹ thích mặc cho con một trang phục mới ngay sau mua, tuy nhiên lại không biết phải giặt quần áo trước khi mặc chúng vào người con. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị phát ban do các hóa chất được sử dụng để giữ cho quần áo mới khỏi bị nhăn. Vậy nên, trước khi cho bé mặc, các mẹ hãy giặt quần áo thật kĩ và phơi nắng thật thơm đã nhé!


4.Sai lầm của bố mẹ vô tình làm hại con


1. Không cho con bú sữa mẹ

Theo thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, sai lầm lớn nhất của các mẹ là không cho con bú mẹ vì mục đích giữ dáng hoặc cho con bú sai cách nên không đủ lượng sữa cho con.

Trong khi đó, sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ khi vừa lọt lòng mẹ và nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,… Tuy nhiên, nhiều mẹ đã vô tình bỏ qua những lợi ích quý giá này.

Thực tế có nhiều chị em khi sinh đứa con đầu lòng rất ít sữa, sang đứa thứ 2 lại rất nhiều sữa. Bác sĩ Vi cho rằng do các mẹ thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật cho con bú. Theo đó, chỉ nên cho con bú trong tư thế ngồi và cho con ngậm sâu vào phần thâm của ti, tuyệt đối không nằm bú.

2. Ăn dặm trước 6 tháng

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn bổ sung – ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Lúc này, nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bố mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4-5, thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo trẻ được ăn dặm sớm làm ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ và bản thân trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đồng thời, việc ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, thức ăn thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Khi đó, trẻ không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân và dễ suy dinh dưỡng.

Do đó, các bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Chế độ ăn nên được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

3. Ăn thừa đạm

Vẫn theo bác sĩ Tiến, bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Bữa ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại bé sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi.

Tuy nhiên hiện nhiều phụ huynh chỉ chú trọng cho trẻ ăn chất đạm, ít chú ý đến các nhóm chất khác. Trong khi đó, dạ dày của trẻ rất nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.

Theo đó, nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ (tương ứng với 20-30 g thịt/bữa). Ngoài ra, trẻ còn cần có 1-2 thìa cà phê dầu ăn/bữa ăn, 1-2 thìa cà phê rau xanh/bữa ăn.

4. Xem nhẹ giai đoạn đầu đời

Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay chế độ dinh dưỡng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời (đặc biệt là 1000 ngày đầu tiên) rất quan trọng trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời này chính là thời gian quyết định để phòng ngừa các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương.

Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành.

Nếu giai đoạn này trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp.


5 Ghi nhớ 13 điều cấm kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh



Trẻ sơ sinh đáng yêu như một thiên thần với làn da thơm mát, đôi mắt thơ ngây, những ngón tay bé xíu luôn ngoe ngẩy khiến ai cũng muốn cưng nựng. Tuy vậy, với một số gia đình, bạn cần phải kiềm chế cảm xúc đó khi đến thăm trẻ để không gây phiền cho gia chủ.

Dưới đây là 13 điều cấm kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh bạn nên biết để có cách cư xử đúng mực:


1. Không khen bé

Theo quan niệm dân gian, nếu khen bé như “đẹp quá”, “xinh quá”, “khỏe quá”, “mập quá” sẽ khiến bé ngược lại với tất cả những điều trên. Vì vậy, khi đến thăm trẻ sơ sinh, dù bạn thấy bé dễ thương thế nào thì cũng không được khen mà nên nói ngược lại như “ghét quá”… Điều này sẽ làm mẹ và người nhà của bé thấy vui hơn. Ngoài ra, nếu muốn khen bé, bạn nên nói thêm từ “trộm vía” phía trước lời khen như: “trộm vía, dễ thương quá” để bé không bị quở mà xấu đi.

2. Không hút thuốc

Trẻ sơ sinh rất nhạy với mùi thuốc, chưa kể, thuốc lá cũng gây hại tới sức khỏe của trẻ và mẹ. Do đó, nếu bạn có thói quen hút thuốc thì nên giữ phép lịch sự, không hút thuốc khi tới thăm trẻ sơ sinh nhé!

3. Không nựng bé mạnh tay

Xương, não bộ của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nếu bạn nựng bé quá mạnh nếu sơ sẩy có thể khiến bé bị gãy xương hoặc chấn động não. Những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Tốt nhất, hãy nựng bé một cách nhẹ nhàng, không đu đưa hay rung lắc bé.

4. Không kể chuyện buồn

Một số người có thói quen đến thăm trẻ sơ sinh nhưng lại tranh thủ tâm sự, kể chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt, những câu chuyện liên quan tới mẹ. Điều này chỉ khiến các mẹ sau khi vừa sinh bị suy sụp tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ. Nguy hiểm hơn, một số mẹ mắc bệnh tim, hen suyễn có thể bị ngất, nguy hiểm tới tính mạng.

Do đó, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nói chuyện vui vẻ để khích lệ tinh thần mẹ và bé sau sinh.

5. Không đưa ra quá nhiều lời khuyên chủ quan

Rất nhiều người có thói quen đưa ra lời khuyên chủ quan như nên chăm con thế này, ăn cái này, mặc cái này… mà không biết rằng, mẹ bé có muốn nghe hay không. Tuyệt đối, chỉ đưa ra lời khuyên khi các mẹ hỏi, còn nếu không, chỉ cần động viên các mẹ hãy ăn nhiều, giữ gìn sức khỏe để chăm con là được.

6. Không đến thăm bé khi đang ốm

Nếu bạn đang ốm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, rất dễ bị lây vi rút cảm cúm từ bạn. Hãy đến thăm bé khi bạn cảm thấy sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh nhất.

7. Không nói chuyện ồn ào khi đến thăm

Hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, tạo không gian yên tĩnh nhất cho bé. Vì nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất cao, nếu bạn nói quá to, bé có thể thức giấc và quấy khóc, làm phiền người nhà. Ngoài ra, nếu đến đúng lúc bé ngủ tuyệt đối không tìm cách đánh thức bé dậy vì điều này có thể làm người nhà bé không hài lòng.

8. Không ở lại quá lâu

Thời gian thăm bé sơ sinh chỉ nên từ 1 tiếng trở lại. Thăm quá lâu có thể ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé như ăn, ngủ, nghỉ ngơi. Không ít trường hợp tới thăm trẻ quá lâu khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy mệt nhưng không biết làm cách nào để đuổi khéo.

9. Không đến vào giờ nghỉ trưa hoặc tối muộn

Đến thăm bé sớm.Tốt nhất hãy lên kế hoạch thăm bé sơ sinh vào thời gian hợp lý như buổi sáng hoặc chiều, chập tối. Đây là thời gian mẹ và bé rảnh rỗi để tiếp bạn mà không ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Tuyệt đối không thăm vào giờ ngủ trưa và tối muộn vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ mẹ, bé sơ sinh.

10. Không đi cùng trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường hiếu động, nghịch ngợm, nếu bạn đưa trẻ đi cùng bạn sẽ vô cùng mệt mỏi vì phải trông chừng trẻ. Hãy đi thăm cùng bạn bè hoặc một mình thay vì đi cùng trẻ nhỏ để thời gian thăm bé sơ sinh được diễn ra thuận lợi.

11. Không hôn, ẵm bé nếu không được mẹ bé đồng ý

Nhìn thấy trẻ sơ sinh, ai cũng muốn ẵm, hôn, nựng. Tuy nhiên, nếu mẹ bé chưa đồng ý cho bạn ẵm thì bạn cũng không nên tự bế bé lên, vì điều này sẽ làm các mẹ không vui. Đơn giản các mẹ sợ bạn làm bé sơ sinh bị té hoặc bị thương.

12. Đừng nhìn chằm chằm vào mẹ khi bé đang “ti”

Hãy tỏ ra thoải mái khi bé bú mẹ
Đối với những bà mẹ lần đầu làm mẹ hẳn sẽ còn e ngại khi cho bé ti lúc đông người. Vì vậy, khi bé đến giờ ti, bạn hãy tỏ ra tự nhiên và đừng nhìn chăm chằm vào bé. Điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

13. Tế nhị trong việc quà cáp

Thói quen của người Việt là đến thăm mẹ vừa sinh xong thường mang quà tặng trẻ cho trẻ sơ sinh, vô tình điều này sẽ làm các mẹ và người nhà ngại. Vì vậy, bạn hãy khéo léo khi tặng quà mà không gây khó xử cho người nhận quà. Theo đó, tùy theo mức độ quen biết mà bạn có thể tặng cho bé sữa, xe đẩy, thậm chí phong bao lì xì cho trẻ


6 Liệu bé có đang thiếu cãnxi không nhỉ????


Nhiều mẹ thắc mắc, vì sao con mình cao to, răng tóc mọc tốt, mà bác sĩ vẫn kết luận con thiếu canxi? Thực tế, trẻ thiếu canxi, hoặc trẻ còi xương vẫn có thể tăng cân tốt, nên mẹ rất dễ nhầm lẫn. Thiếu canxi trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt rất khó cao nên nếu mẹ thấy con có biểu hiện sau đây thì cần phải có kế hoạch bổ sung canxi cho bé.

1. Ngủ trằn trọc:
Bé dưới 1 tuổi, nếu khi ngủ thường hay trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, hoặc bé đang ngủ thì giật mình quấy khóc liên tục trong đêm thì mẹ nên nghĩ đến khả năng trẻ bị thiếu canxi. Trẻ sơ sinh bị những cơn co giật hoặc tay chân co cứng lại cũng là biểu hiện rõ ràng của cơ thể bị thiếu chất Canxi.
Quấy khóc trong đêm, ngủ trằn trọc, hay giật mình… là những biểu hiện của vấn đề thiếu canxi của trẻ


2. Đổ mồ hôi
Sau khi ngủ dậy, hoặc ngay cả khi bé nằm ở phòng máy lạnh cũng đổ mồ hôi đầu, lưng, ngực – đó là dấu hiệu rõ ràng nhất của trẻ thiếu canxi. Bé đổ mồ hôi (hoặc mồ hôi trộm) thường xuyên, cả khi chơi đùa, ngồi yên hay đang nằm ngủ.

3. Cáu bẳn, khó chịu:
Thiếu canxi cũng khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, bồn chồn, bứt rứt, quấy khóc. Nếu không bổ sung canxi kịp thời, sẽ dẫn đến bé chán ăn, thờ ơ với xung quanh, chậm phát triển tâm lý.

4. Chậm mọc răng
Bé chậm mọc răng, hoặc nếu có mọc nhưng răng mọc lệch, so le, khoảng cách các răng không đồng đều cũng là biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ do canxi chuyển hóa không tốt. Mẹ cần quan tâm đến thời gian mọc răng của trẻ, màu men răng, số lượng và hình thức răng trẻ…

Mẹ bổ sung canxi trong thực đơn cho bé, tắm nắng, bổ sung vitaminD và canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để bé phát triển toàn diện

5. Rụng tóc
Đặc biệt, tóc rụng thành hình vành khăn phía sau đầu – nơi tiếp xúc với gối nhiều nhất. Mẹ cũng phân biệt giữa rụng tóc máu và rụng tóc vành khăn: tóc máu khi rụng thì rụng đều, còn rụng tóc vành khăn thì chỉ một vành ngang đầu phía sau bé. Tóc sẽ dính lại trên gối.

6. Thóp mềm
Phân biệt rõ thóp mềm và thóp lõm. Thóp lõm là khi sờ vào thóp lõm hẳn xuống, đó là do bé bị thiếu nước, hoặc mệt mỏi. Thóp mềm là khi bé 12-18 tháng nhưng thóp chưa liền lại. Thiếu hụt canxi khiến thóp liền muộn hơn và tạo thành hộp sọ vuông.

7. Chậm biết đi
Có bé 10 tháng đã biết đi, nhưng có bé 18 tháng vẫn chưa thể tự bước hoặc đứng lên khó khăn; thời gian bé tập lẫy, bò, đứng, đi rất muộn… là hệ quả của thiếu hụt canxi. Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân với các biểu hiện: chân yếu chậm bò-đứng-đi, hoặc chân cong, cơ bắp lỏng lẻo, yếu ớt.

Nếu bé có từ 3 dấu hiệu trở lên, mẹ cần phải cho bé đi bác sĩ tư vấn, bổ sung canxi kịp thời cho quá trình phát triển của bé. Hoặc mẹ cũng có thể tự bổ sung canxi cho con bằng sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa – nguồn canxi dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho trẻ. Ngoài ra, bữa ăn của bé cũng có thể thêm trứng hay đậu phụ – hai loại thực phẩm vừa giàu canxi lại cung cấp rất nhiều protein cho trẻ. Cần cho trẻ đi phơi nắng sớm và bổ sung vitaminD nếu trẻ ở vùng lạnh không thể phơi nắng.


7.Để ngăn chặn chứng đầu bẹp, mẹ lưu ý một số điều đơn giản sau:




- Nằm hoài một tư thế dễ khiến đầu con bị bẹp. Do đó khi con ngủ, mẹ nên xoay đầu bé sang phải, tới lần ngủ sau thì xoay đầu bé sang trái và cứ thay đổi tư thế đầu qua lại.
- Không nên cho bé dùng gối từ sớm, thay vào đó mẹ nên dùng khăn mềm, gấp lại thành gối. Gối cho con không nên quá cao, chỉ cần hơi nhỉnh hơn so với nệm là đủ.
- Không nên để bé nằm lâu trong nôi, cũi hay xe đẩy mà nên bế bé lên khi bé thức.
- Bế bé ở tư thế đứng hay cho nằm võng cũng có thể giúp giảm áp lực đè lên từ phía sau đầu.
- Khi cho bé bú, mẹ cũng nên thường xuyên đổi bên, không nên cho bú chỉ một bên. Việc này áp dụng cho cả bú bình và bú mẹ.
- Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh mà bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách

---Phần 1----
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments