Các mẹ nào có tò mò về sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn không nhỉ?
Sự thụ thai
Sự thụ thai là sự kết hợp của “anh chàng” tinh binh nhanh, mạnh, khỏe nhất ( hoặc có thể là may mắn nhất) và “nàng” trứng. Quá trình này quyết định giới tính của thai nhi. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, “bám” vào thành tử cung. Nhau thai bắt đầu hình thành, và đây chính là nơi sẽ nuôi dưỡng thai nhi.
Và có đôi khi có sự thất lạc và nhầm lẫn khi trứng đã thụ tinh không vào thành tử cung mà ngưng trú tại 1 địa điểm khác ví dụ như vòi trứng....
Vì thế các mẹ khi đã nhận được 2 vạch rõ ràng hay đi siêu âm để xem trứng đã đi đến đúng điểm hẹn chưa nhé !!!
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Ở thời điểm này, thai nhi đang phát triển các cấu trúc hình thành nên hình hài cho khuôn mặt và cổ. Tim và các mạch máu vẫn trên đà phát triển. Trong khi đó, phổi, dạ dày và gan của bé con chỉ mới bắt đầu “xây dựng” bởi những viên gạch đầu tiên. Thông thường đây là thời điểm bạn sẽ phát hiện ra mình có bầu thông qua những dấu hiệu có thai. Nếu làm xét nghiệm thử thai tại nhà, kết quả hiển nhiên phải là “hai gạch đỏ căng đét”.
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi chỉ khoảng 1.5 cm, ước tính bằng một quả nho. Nhỏ xíu phải không các mẹ? Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay, chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn nhưng cũng chưa được rõ cho lắm. Thời điểm này hãy đi khám để nghe nhịp tim của con các mẹ nhé. Giới tính hãy đợi đến tuần thứ 12 nha...
Sự phát triển của thai 12 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu. Vào lần khám thai và siêu âm định kỳ ở thời gian 12 tuần thai, bác sĩ đã có thể nghe được tim thai thình thịch thình thịch rồi nhé. Rất là rõ ràng luôn. Các cơ quan giới tính của thai nhi lúc này bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.
8 tuần là quả nho, nhưng 12 tuần con đã bằng quả quýt rồi đấy mẹ
8 tuần là quả nho, nhưng 12 tuần con đã bằng quả quýt rồi đấy mẹ
Thai nhi lúc này dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.
Sự phát triển ở 20 tuần tuổi
Thai nhi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ bầu ah! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau.Bé nhà mình đang chuẩn bị cho cuộc sống mới và nhìn mặt mẹ thân yêu rồi đấy. Sớm thôi, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Khoảnh khắc con yêu biết máy hay đạp quả thật vô cùng xúc động và diệu kỳ!
Bây giờ bé đã lắng nghe âm thanh bên ngoài và cảm nhận tình yêu của mẹ qua những bài hát ru hay những bản nhạc không lời rồi nhé.
Khoa học đã chứng minh rằng thời kỳ bào thời là thời kỳ bé học hỏi 1 lần và mãi mãi. Những bài hát hay những câu chuyện mẹ kể sẽ được lưu giữ vào trong tiềm thức.
Thời điểm đi chụp siêu âm
Siêu âm thường được thực hiện với tất cả phụ nữ mang thai được 20 tuần. Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình “sức khỏe” của nhau thai. Nếu không có vấn đề gì bất thường, bé con trong bụng đang phát triển bình thường. Bạn có thể thấy tim thai và cử động cơ thể, tay và chân của bé trên hình ảnh siêu âm. Thật hồi hộp phải không mẹ bầu? khuôn mặt bé khá là rõ ràng rồi mẹ nhé...Ngăm nhìn con yêu thật thú vị hạnh phúc và hồi hộp phải không mẹ bầu?
Bên dưới là hình siêu âm ở thời điểm 20 tuần tuổi, hình nhỏ là siêu âm 2D, hình lớn là siêu âm 4D.
Sự phát triển của thai nhi ở 24 tuần tuổi
Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm thấy nghén khi bé nấc. Với tai trong đã phát triển đầy đủ, bé đã có thể cảm nhận được sự đảo ngược của bé bên trong dạ con. Bé đã biết nghịch chơi đùa và phản ứng với âm thanh, sự gọi hỏi của mẹ rồi đấy....
Sự phát triển ở 28 tuần tuổi
Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.
Khả năng sống sót của bé con nếu “bất đắc dĩ” phải chào đời sớm ở 28 tuần tuổi cũng thuộc dạng khá cao. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, mẹ bầu nên đăng ký tham gia các khóa học tiền sản để trang bị thêm kiến thức bảo vệ 2 mẹ con khỏi những tác động gây hại từ bên ngoài.
Sự phát triển ở 32 tuần tuổi
32 tuần tuổi, thai nhi nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.
Thêm một lưu ý về cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32: Bạn có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non, và đó là dấu hiệu cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng cho “công tác” sản xuất sữa nuôi bé nhưng hay nhớ răng: KHÔNG VẮT SỮA NON vì làm thế bé sẽ phải rời tổ sớm hơn đấy nhé...
Sự phát triển của thai nhi ở 36 tuần tuổi
Sự khác biệt về kích cỡ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng các bé khi mang thai, và kích thước của cha mẹ. Chính vì vậy mà tỷ lệ tăng trưởng tổng thể của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. Thời điểm này bé tăng cân dữ dội nha các mẹ... Và các mẹ cũng nên ăn đầy đủ cấc món ăn nhé vì sắp đến thời kỳ kiêng cữ rồi mẹ bầu nhé...
Và đặc biết sắp được " mặt đối mặt" với bé yêu rồi..
Khai hoa nở nhụy!
Ngày dự sinh của người mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 39 - 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.
Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh trễ mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho bạn.
Nhưng tốt nhất mẹ bầu hãy khuyên nhủ bé ra đúng lúc nhé...
Bạn gặp được bé yêu của mình chưa???
Hãy chia sẻ khoảnh khắc diệu kỳ này nhé !!!
Nguồn sưu tầm
All comments [ 0 ]
Your comments