Kinh nghiệm chi tiêu lương 6 triệu tiết kiệm 3,5 triệu liệu có bất khả thi không?
Sunday, March 13, 2016
Khi bạn kiếm nhiều tiền có thật sự bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn những người kiếm ít tiền hơn không?
Nếu lương của hai người không chênh lệch quá nhiều thì chưa chắc người kiếm nhiều tiền hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn đâu nhé ^^!
Vì lý do còn phụ thuộc vào cách bạn tiêu tiền như thế nào và kế hoạch tái đầu tư ra sao...
Những
dòng chia sẻ của cô gái này trên 1 diễn đàn đã nhận
được nhiều sự quan tâm, tạo nên một làn sóng mạnh mẽ. Trong đó, cô gái kể lại khá chi tiết những khoản chi
tiêu trong 1 tháng của mình, với mức lương 6 triệu, lại sống ở TP HCM, cô gái
này vẫn rủng rỉnh tiền tiêu, thậm chí tiết kiệm cũng rất giỏi.
Dưới
đây là kinh nghiệm chi tiêu được cô gái này chia sẻ:
'Thật
ra em ghét mấy câu hỏi về chuyện lương bổng nhưng lại có rất nhiều người cứ lao
vào hỏi tới cùng, em nói chẳng nhiều nhưng đủ sống. Ừ thì giờ nói luôn, 6 triệu
đồng/tháng đó, ai nói túng thiếu, nợ nần chồng chất… là do không nắm được luật
chơi thôi, chứ em sống khỏe re.
Em
cũng là một người bình thường nên vẫn thích sống xa hoa, ăn chơi thả ga này nọ.
Nhưng em biết suy nghĩ là em đang ở cấp độ nào, phải sống ra làm sao. Và đây là
cuộc sống của em cho những ai thắc mắc làm sao 6 triệu vẫn phè phỡn.
Em chọn
ở trọ chung với con bạn thân tại quận 12 và đi làm bằng phương tiện công cộng.
Chi phí tổng cộng là: nhà 600.000 đồng và 300.000 đồng xe buýt.
Tiền
nhà không mới là 600.000 đồng, thêm điện nước 100.000 đồng và mấy thứ linh tinh
xà phòng, dầu gội, bột giặt,... em tốn tổng cộng 800.000 đồng/tháng.
Em
không bon chen đi xe tay ga mà cũng chẳng cần xe số vì em nghĩ như vầy, vật lộn
với việc tự lái xe chi cho cực, 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí công sức
rồi phải chịu nào là nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ, tàn phai
nhan sắc.
Em đi
xe buýt cho lành, bắt 2 tuyến xe đi từ quận 12 đến công ty ở quận 10. Chỉ tốn
khoảng 10.000 đồng mà được ngồi mát, vừa đi quan sát người đi xe máy xe hơi
thấp hơn mình, vừa gặm ổ bánh mì hay ăn gói xôi mặn giá cũng chỉ 10.000 -
15.000 đồng. Ai đi xe máy mà được vậy, vừa tốn xăng, vừa phải bị cuốn theo các
quán ăn phí phạm lề đường.
Em
cũng tính trong đầu cả rồi, đi bộ từ trạm xe buýt đến cơ quan còn giúp tim khỏe
mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, em vẫn chọn đi xe buýt.
Ai cười em mặc ai, đã sao đâu nào? Thời sinh viên cũng vậy quen rồi, ngại gì
thêm mấy năm tiếp theo.
Lâu
lâu có đi chơi thì nhờ bạn sang chở hoặc việc gấp lắm thì mượn xe con bạn, đổ
cho nó chừng 10.000 đồng xăng là thong dong vi vu.
Mới ra
trường việc làm lương thấp, chuyện tiết kiệm này em đã có sẵn kế hoạch hết
trong đầu.
Em lấy
động lực từ anh kia, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buột miệng nói sau
này mở chuỗi nhà hàng 30 cái, ông bếp trưởng cười vào mặt ảnh rồi chửi đòi tạt
sốt cà chua vô mặt. Giờ sao? Ảnh có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới
gặp ảnh nộp đơn xin việc mới đau.
Ăn
uống thì cũng là chuyện cỏn con, em sống với con bạn, tính nó cũng thích nấu
nướng nên 2 đứa gom tiền lại nấu chung, mỗi đứa 400.000 đồng/tháng. Cứ ngày
chẵn nó nấu, ngày lẻ em nấu, rồi bỏ hộp mang đi làm. Cuối tuần hai đứa mới nấu
chung món gì ngon ngon để xả stress.
Ăn vừa
ngon nè ha, vừa ít tốn kém lại tốt cho sức khỏe, em không thể nào nghĩ ra tại
sao mọi người lại ăn tiệm suốt ngày, không ngán cũng thấy sợ vấn đề mất vệ sinh
chứ hả.
Gái
tỉnh lên thị thì lúc đầu có hơi thấy tự ti, nên em vẫn nghĩ dù tiền bạc, tài
chính ít cỡ nào cũng dành ra chút đỉnh cho bản thân hưởng thụ, ăn chơi xả láng
với bạn bè 2 lần 1 tháng.
Nói
thế chứ cũng là ăn bình dân thôi. Tụi em đi lần 4 người, hay đi quán ốc gần nhà
hoặc lê la các thứ từ chợ về, chuẩn bị sẵn hết rồi làm tiệc nướng tại gia. Chia
ra mỗi đứa cầm chừng 100.000 đồng đến 150.000 đồng/lần là ăn uống ngập mặt.
Bạn em
chọn cũng toàn những người có ăn học, có hiểu biết, không quan tâm giàu nghèo
tụ họp vậy tán dóc, tâm sự vậy đủ vui rồi. Cần chi beerclub, bar, ... tốn kém
gấp mấy chục lần mà chẳng được nói năng gì.
Em
cũng không tiếc tiền mua sách, hơi mắc xíu cho khoản này nhưng chắc là xứng
đáng. Tháng nào em với con bạn cũng bỏ ra 200.000 đồng mua sách. Đọc xong sách
của mình thì đổi cho đứa kia, tích lũy ít kiến thức.
Nếu
tháng nào nhà văn hóa quận có mở khóa học nào đó hay hay, thì coi như em bỏ
sách tháng đó đi đăng ký học hỏi kinh nghiệm từ những người thành đạt, để mai
mốt dành dụm đủ tiền còn tự kinh doanh riêng. Chứ làm công ăn lương biết đến
khi nào khá nổi.
Tính
ra cụ thể:
Nhà
cửa + sinh hoạt = 800.000 đồng
Đi lại
+ ăn sáng = 500.000 đồng
Ăn
uống = 400.000 đồng
Tụ tập
bạn bè = 200.000 đồng
Sách/học
phí = 200.000 đồng
Việc
phát sinh ngoài ý muốn = 200.000 đồng
Cứ
trung bình xe xích tầm 2,3 cho tới 2,5 triệu chi phí. Em vẫn còn dư đến khoảng
3,5 triệu.
Khoản
tiền đó em sẽ chia làm 3 phần. Trích 500.000 đồng bỏ vào ống heo để dành cứ 2 -
3 tháng là sẽ đi du lịch đâu đó 1 lần. Hoặc chính đó là tiền để em đi xe về quê
thăm gia đình nếu không có dự định đi nơi khác.
Phần
còn lại là 1 triệu em gửi về cho ba má, 2 triệu em gửi tiết kiệm ngân hàng. Khoản
ngân hàng này em sẽ tích lũy dần dần coi như đó là vốn khởi nghiệp về sau. Chắc
hơi lâu nhưng có còn hơn không, buôn bán kinh doanh nhỏ rồi mở lớn từ từ, hoặc
kêu bạn bè góp vốn, nhiều hình thức có thể tận dụng mà lo gì.
Nhưng
em cũng tự nhủ rằng, năm tới, em chắc em sẽ có khoản tiền tiết kiệm nhiều hơn.
Nếu thu nhập vẫn 6 triệu, em sẽ tự tát vô mặt. Không có để cái tư duy tới đâu
hay tới đó, nghèo thì an phận nghèo. Em sẽ cố gắng làm thêm giờ hoặc kiếm thêm
nghề tay trái để rút ngắn thời gian khởi nghiệp.
Ai có
thu nhập cao, em ngưỡng mộ chứ em không lấy làm xấu hổ. Vì mọi người thu nhập
cao nhưng chi tiêu cao thì cũng có gì hay ho. Em vui vì em sống lành mạnh, kiếm
tiền dựa trên sức lao động của mình, mà thậm chí còn phè phỡn với những kế
hoạch ăn chơi, du lịch, không nợ nần.
Mọi
người thu nhập 6 triệu cũng được, 20 triệu cũng được làm sao có phương pháp quả
lý cho tốt mới là chuyện nên lo. Chúc mọi người sống vui khỏe và thỏa mãn tất
cả nhu cầu với thu nhập của mình'.
----------------ST------------------
All comments [ 0 ]
Your comments