Sự hình thành của bé yêu trong suốt quá trình hình thành phát triển và ra thế giới bên ngoài
Friday, March 11, 2016
Có mẹ nào tò mò về sự phát triển của bé trong thời gian ở trong bụng mẹ không nhỉ?
Từng khoảng thời gian ấy bé đã có những gì, đã làm được những gì, nghe thấy những gì nhỉ?
Cùng đồng hành với nhóc con của mẹ theo dõi suốt quá trình bé yêu hình thành và ra ngoài bụng bầu của mẹ...
Tuần 1
Mặc dù lúc này mẹ chưa hề có thai nhưng sở dĩ được gọi là thai nhi 1 tuần tuổi bởi tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Thời điểm này, mẹ đang trong những ngày ‘đèn đỏ’.
Tuần 2
Vào cuối tuần 2 của thai kỳ, trứng bắt đầu rụng (thường là ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày) và đi vào ống dẫn trứng.
Tuần 3
Sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng. Mặc dù mỗi lần nam giới xuất tinh, có hàng triệu tinh trùng được bắn vào âm đạo phụ nữ nhưng chỉ có 1 tinh trngf khỏe nhất chui vào được bên trọng trứng.
Tuần 4
Trứng đã được thụ tinh, đi vào tử cung và bắt đầu quá trình phân bào, lớn lên.
Tuần 5
Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, mẹ mới biết mình có thai thông qua dụng cụ thử thai tại nhà hoặc xét nghiệm máu. Tuy nhiên trong bụng mẹ, bé đang có những bước phát triển ngoạn mục.
Tuần 6:
Ở tuần thứ 6, thai nhi của bạn được khoảng 0,6cm và có kích thước bằng một hạt đậu Hà Lan. Lúc này, qua thiết bị siêu âm thai mẹ đã có thể nghe được tim thai của bé nhưng nếu chưa nghe được mẹ cũng đừng quá lo nhé. Vào khoảng tuần thứ 7-8 đi nghe tim thai là rõ nhất.
Tuần 7:
Khi thai nhi được 7 tuần, bàn tay và bàn chân đang xuất hiện từ phía cánh tay và chân (mặc dù ở thời điểm này nhìn chúng giống như những mái chèo hơn). Tai của bé đã nổi rõ và các chi trông giống như những lộc chồi non. Thời điểm này, em bé vẫn được coi là một phôi thai, có một cái đuôi nhỏ phía dưới. Chiếc đuôi này sẽ dần biến mất trong một vài tuần nữa. So với tuần trước, em bé đã tăng gấp đôi kích thước tầm 1,3cm.
Tuần 8:
Khi thai nhi được 8 tuần, tất cả các bộ phần cần thiết để phát triển thành một cơ thể sống đã hình thành đầy đủ ở trong phôi thai. Các chi đã rõ ràng, hàm ếch và răng đang hình thành, tai phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài. Khung xương liên kết với các cơ để tạo hình cho cơ thể, khuôn mặt cũng được hình thành rõ nét hơn.
Ở tuần này, em bé của bạn đã nặng khoảng 0,9g và có kích thước 1,6cm.
Tuần 9:
Bước sang giai đoạn bào thai, chiếc đuôi của em bé sẽ mất đi và những thay đổi diễn ra nhanh chóng đến mức mẹ sẽ ngạc nhiên nếu được thấy hình ảnh siêu âm hàng tuần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng của bé cũng sẽ tăng rất nhanh bắt đầu từ tuần này.
Khi thai nhi được 9 tuần, chiều dài của bé bằng khoảng 2,2cm và cân nặng tương đương 2g
Tuần 10:
Vào tuần thai thứ 10, các cơ quan trên cơ thể thai nhi vẫn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể em bé như não, thận, gan, phổi, tim… vẫn còn được hoàn thiện trong thời gian tới và sẽ phát triển đến mức hoàn hảo khi thai kỳ kết thúc.
Lúc này bé có kích thước khoảng 3cm và nặng 3,9g. Chiều dài cơ thể thai nhi sẽ tăng khoảng gấp đôi, gấp ba trong tuần tới.
Tuần 11:
Thai nhi 11 tuần là lúc em bé bắt đầu bận rộn với các cú đạp nhẹ và các lần duỗi mình, tuy nhiên, các chuyển động của bé vẫn còn rất chậm và nhỏ như thể đang múa dưới nước. Những chuyển động sẽ trở nên thường xuyên hơn khi cơ thể của bé phát triển đầy đủ hơn.
Ở tuần này, nếu được so sánh, em bé đã bằng một quả chanh tươi và có chiều dài khoảng 4 cm trong đó chiều dài của đầu và toàn bộ cơ thể tương đương nhau với tỷ lệ 1:1. Lúc này thai nhi nặng khoảng 7gam.
Tuần 12:
Thai nhi 12 tuần có sự phát triển ấn tượng nhất chính là phản xạ với những thứ xung quanh. Các ngón tay của bé sẽ đóng, mở linh hoạt hơn, ngón chân cong, mắt nhắm chặt, miệng có động tác giống như mút mút nước ối.
Tuần 13
Bước qua những tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.
Ở tuần thứ 13, kích thước thai nhi bằng khoảng quả đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g.
Tuần 14
Ở tuần này, cơ quan sinh sản của bé đã phát triển rất nhanh. Nếu là con gái, bé đã có đến 2 triệu quả trứng ở trong buồng trứng. Từ giai đoạn này đến lúc chào đời, bé sẽ còn phát triển thêm 1 triệu quả trứng nữa.
Tuy bụng của bà bầu nhìn bề ngoài có vẻ đã to nhưng thực chất ở phía trong, thai nhi mới chỉ có kích thước bằng một quả chanh vàng. Thai nhi 14 tuần dù chỉ nặng khoảng 42 gam và dài khoảng 8,6cm nhưng nếu được nhìn thấy em bé, bạn sẽ thấy bé phát triển hoàn chỉnh đến mức, dấu vân tay nhỏ xíu cũng có thể nhìn thấy rõ nét.
Tuần 15:
Thai nhi 15 tuần, tóc đã bắt đầu mọc, bạn có thể nhận ra điều này khi thấy mình có những cơn ho khan không rõ nguyên nhân. Em bé lớn lên từng ngày, không chỉ ở từng bộ phận nhất định mà toàn bộ cơ thể đang vận động không ngừng nghỉ.
Tính từ đỉnh đầu đến mông vào tuần 15, chiều dài của bé khoảng 10,5cm và nặng khoảng 70g. Trong khi phần đầu gần như không thay đổi nhiều so với tuần 14 thì phần thân của em bé đã lớn rất nhanh và phát triển dài hơn phần đầu.
Tuần 16:
Thai nhi tuần 16 đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở. Bạn có thể phát hiện cơn nấc cụt của thai nhi bằng cách để ý chuyển động trong bụng, thời điểm bạn đã cảm nhận rõ những cơn đạp của bé. Bé bị nấc cụt, các lần chuyển động sẽ đều như tiếng kim đồng hồ và kéo dài khoảng 1-2 phút.
Tuần 17:
Thai nhi tuần 17 có trọng lượng khoảng 167g và dài khoảng 13cm.
Lúc này, các hệ thống tuần hoàn, bài tiết… của bé đã bắt đầu hoạt động. Thai nhi tuần 17, bé cũng bắt đầu đùa nghịch ở trong bụng mẹ, vật duy nhất bé có thể chơi lúc này là nghịch dây rốn, đôi khi nắm chặt quá sẽ khiến lượng oxy vào tử cung giảm sút.
Tuần 18:
Thai nhi tuần 18, hệ xương và các mô sụn của bé đã hình thành. Chiếc bụng bầu của bạn lúc này đã khá to nên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn nên cân nhắc đi giày đế bệt, đi lại nhẹ nhàng và nằm ngủ nghiêng về bên trái.
Thai nhi tuần 18 có trọng lượng khoảng 190g và dài khoảng 14,2cm.
Tuần 19:
Thai nhi tuần 19, qua siêu âm bạn đã có thể thấy rõ giới tính của con mình, các hoạt động uốn người, với tay… cũng được thấy khá rõ. Thai nhi lúc này bắt đầu bước sang tháng thứ 5.
Tuần 20:
Thai nhi tuần 20 đã biết nuốt dịch ối và thận sản sinh ra nước tiểu. Cơ thể thai nhi bắt đầu sản xuất ra phân màu xanh hoặc màu đen. Các cơ quan trên cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần các chức năng của mình.
Tuần 21:
Như vậy mẹ đã đi được một nửa chặng đường thai kỳ rồi đấy. Ở những tuần tiếp theo, bụng bầu sẽ phát triển không ngừng và bé tiếp tục hoàn thiện trước khi chào đời với thế giới này.
Thai nhi tuần 21 bắt đầu xuất hiện một chất dịch màu trắng, bao bọc xung quanh cơ thể, giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối. Chất này sẽ tồn tại cùng với bé cho đến lúc sinh ra.
Ở tuần này, chiều dài tử đỉnh đầu tới mông khoảng 18cm và cân nặng vẫn tăng lên đều đặn khoảng 360g.
Tuần 22:
Thai nhi tuần 22, tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé giống như lúc sinh ra đời nhưng còn rất nhỏ so với kích thước lúc chào đời. Quá trình phát triển vẫn diễn ra mạnh mẽ kể từ tuần này. Tuy vậy, làn da của bé vẫn có nhiều nếp nhăn, do giai đoạn này bé chưa tăng cân quá nhiều để da có thể căng lên. Mắt bé hình thành dáng từ lâu nhưng con ngươi thì vẫn còn thiếu sắc tố. Mí mắt, lông mày hoàn thiện dần. Lá lách đang tiếp tục phát triển.
Ở tuần này, chiều dài của thai nhi tính từ đỉnh đầu đến gót chân đã được khoảng từ 26,6-30cm và nặng khoảng từ 360-500g.
Tuần 23:
Ở tuần 23, tuyến tụy của bé đã hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi. Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này.
Thai nhi tuần 23, có chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g.
Tuần 24:
Thai nhi tuần 24 đã nghe được rất rõ các âm thanh từ bên ngoài nên cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển, xem các bộ phim hoạt hình và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Hơn nữa, ở giai đoạn này của thai kỳ, bé đã hiểu được những lời bạn nói, vì vậy hãy nói chuyện thật nhiều với bé bố mẹ nhé.
Tuần 25:
Ở tuần 25, em bé đã nặng và dài hơn trước rất nhiều. Chiếc túi ối ngày càng trở nên chật chội và điều này cũng là một nguyên nhân khiến bé đạp mẹ nhiều hơn. Vị giác của thai nhi đã hình thành và phát triển, bé biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh.
Tuần thứ 25, thai nhi đã nặng khoảng 700g và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 22cm
Tuần 26:
Thai nhi tuần 26 có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và bà mẹ thì cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.
Tuần 27:
Ở tuần thai 27, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay.
Tuần 28:
Ở tuần 28, thai nhi đã có thể chớp mắt và với thị lực đang phát triển, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của bạn. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình; lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra; chất béo trong cơ thể bé tăng lên nên thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
Tuần 29:
Thai nhi của bạn bây giờ nặng khoảng 1,2 – 1,25 kg và chiều dài tính từ đầu đến gót chân đạt 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 24 – 26 cm)
Tuần 30:
Thai nhi tuần 30, đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này. Não bộ của bé đang “lớn” rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng.
Tuần 31:
Thai nhi tuần 31, 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.
Tuần này, chiều dài đo được từ đầu đến gót chân của bé đạt khoảng 39 – 40cm (từ đầu đến mông khoảng 27 – 28cm), trọng lượng khoảng 1,5kg – 1,6 kg.
Tuần 32:
Tuần thai 32, tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời
Tuần 33:
Ở tuần thứ 33, thai nhi có trọng lượng khoảng 1,8 kg – 2 kg và chiều dài đo được từ đầu đến gót chân đạt khoảng 42 – 43 cm (từ đầu đến mông khoảng 29 – 30cm).
Tuần 34:
Vào tuần này, hầu hết các em bé đã bắt đầu quay đầu dần về phía tử cung để sẵn sàng chào đời.
Tuần 35:
Thai nhi tuần 35, do chiều dài và trọng lượng của bé tăng lên rất nhanh nên trong tử cung không còn nhiều chỗ trống để bé cuộn mình, nhào lộn nữa, tuy nhiên bé vẫn duy trì những cú đá. Lúc này, thận của bé đã phát triển hoàn toàn và gan có thể lọc chất thải; cơ thể thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. Từ tuần 35 trở đi, cơ thể bé chủ yếu là tăng trọng lượng.
Tuần 36:
Ở tuần thai 36, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khi ngâm trong nước ối chín tháng. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi.
Tuần 37:
Thai nhi tuần 37, bé vẫn tiếp tục tích tụ mỡ dưới da và mỗi ngày sẽ tăng được khoảng 15 gram. Chiều dài của bé khoảng 48 cm.
Tuần 38:
Thai nhi tuần 38, đầu của bé lúc này đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu. Vị trí này sẽ giúp chân và mông bé dễ vận động hơn nhờ không gian rộng hơn. Lúc này bàng quang của mẹ bị chèn ép ghê gớm, mẹ sẽ thường xuyên phải đi tiểu.
Vào thời điểm này, thai nhi đã thực sự có da có thịt, vì trọng lượng của bé đã đạt khoảng từ 3 – 3,1 kg và tổng chiều dài của bé khoảng 46 – 47 cm (tính từ đầu đến mông khoảng 34 – 35 cm)
Tuần 39:
Thông thường vào tuần thai 39, lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
Tuần 40:
Hành trình mang thai 40 tuần đầy hạnh phúc và vất vả của mẹ đã sắp kết thúc. Ở những tuần cuối này, bé đã sẵn sàng và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để đến bệnh viện khi có dấu hiệu sinh nhé.
Thông thường, trẻ sơ sinh Việt Nam chào đời nặng khoảng 3-3,2kg.
-----------------------------------------Sưu tầm-------------------------------------------------
All comments [ 0 ]
Your comments