Ý nghĩa ngày quốc tế thiếu nhi các mẹ đã từng biết

6:38 PM |
Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1 - 6 

Ngày quốc tế thiếu nhi được thành lập từ khi nào và người ta thường làm gì cho trẻ em và ý nghĩa của ngày quốc tế thiếu nhi 1 - 6 sẽ được Subin.vn giải đáp dưới đây!

I. Ngày quốc tế thiếu nhi được thành lập như thế nào ở trên thế giới và Việt Nam? 


1. Lịch sử ra đời ngày Quốc tế thiếu nhi :

Rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. 
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. 
Tiếp theo, tháng 4/1952 tại Viên (thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả chính phủ các nước đặt ra pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. 
Đến năm 1955, đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Mátxcơva (Nga) đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước. Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1/6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.

2. Các nước trên thế giới lấy ngày nào làm ngày lễ cho thiếu nhi?


 Tại đa số các nước Tây phương, Trung Đông, Phi châu và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là 12/10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Trong khi đó, ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là ngày 14/11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ). Tại Âu châu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của LHQ, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund). 
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5/5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc.  

3. Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) 

Tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu Nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam là ngày 1/6/1950. 

II. Vào ngày quốc tế thiếu nhi thì trẻ em hay được bố mẹ mua cho những gì? 

Vào ngày quốc tế thiếu nhi trẻ em Việt Nam thường được bố mẹ dành cho những điều đặc biệt dưới đây:

1. Tặng quà Các món quà tặng như đồ chơi trẻ em, đồ dùng sinh hoạt cho bé...

Thường được bố mẹ mua làm quà tặng cho các bé. 
Những món đồ chơi giáo dục, đồ chơi kích thích trí tuệ hay những món đồ chơi mô hình...luôn à sự lựa chọn của các bậc phụ huynh dành cho con em mình để các bé có những món quà tặng ý nghĩa và thiết thực nhất trong những ngày này. 

2. Cho bé đi khu vui chơi :

Các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu vui chơi hay trung tâm thương mại cũng là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong những ngày này. Vừa là món quà tặng dành tặng bé cũng vừa là dịp gia đình cũng nhau đi chơi. Các bé sẽ có cơ hội chơi nhiều trò chơi mà thường ngày bé không được chơi hoặc chơi những gì bé muốn.

Đã làm cha làm mẹ thì cần phải đọc ngay bài này kẻo mất con từng ngày từng giờ

12:50 AM |

Ông chồng vừa xem vô tuyến vừa ôm cái điện thoại loay hoay. Bỗng thấy bà vợ làm giáo viên tiểu học nước mắt lăn dài khi đang chấm bài văn cuối cùng của một học trò.



Gặng hỏi thì được đọc lại bài văn này…
“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.
Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ:
“Trò nào viết bài này vậy em?”
Ngước cặp mắt dâng đầy nước lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào:
“Con trai của chúng ta”.

Bạn thử nhẩm lại mỗi ngày xem bạn dành thời gian cho con nhiều hơn hay điện thoại nhiều hơn. Giật mình, xấu hổ…
Không có gì là quá muộn để đổi thay...
Biết còn hơn là không biết...
Biết muộn còn hơn không...
Hãy dừng lại nghĩ suy  - hãy đặt địa vị của cha mẹ vào con - hãy thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn - hãy lại gần con

Nghệ thuật của những cái bóng ^^!

6:46 PM |

Bàn tay ta làm lên tất cả...
Chỉ cần thêm 1 chút ánh sáng là đôi bàn tay sẽ tạo ra các con vật ngộ nghĩnh như thế này..
Mẹ nào chưa biết thì vào học tập ngay nhé cũng rất đơn giản thôi ah...
Nhóc con của mẹ xin dành tặng ^^!























Mẹ có đang cho con bú đúng cách đúng kiểu con thích hay không?

6:31 PM |

Đôi khi bạn hay thắc mắc sao cùng là trẻ con mà mỗi bé bú 1 kiểu: bé ngậm, bé vồ vập, bé lại chậm dãi. Khoa học đã chứng minh mỗi em bé sẽ có các phản ứng khác nhau khi bú sữa mẹ, cha mẹ cần sớm nhận biết hình mẫu của trẻ đế dễ dàng hơn mỗi khi cho con bú. 


Mỗi khi được mẹ cho măm măm ti sữa thì các em bé sẽ có cách phản ứng khác nhau từ vồ vập, cáu kỉnh cho tới cả thờ ơ - cứ hệt như là bú sữa mẹ không phải là chuyện của mình í. Vì thế mà các nhà khoa học tại trường đại học danh tiếng Yale đã bắt tay vào nghiên cứu và quyết định chia các bé bú sữa mẹ ra làm 5 dạng. Các mẹ hãy xem con mình thuộc kiểu nào để biết đường mà “trị” các bé nhé. 
  1. Trẻ hung hăng: Sở dĩ nhóm này được gọi như vậy là do khi trẻ được đặt tới sát vú mẹ thì ngay lập tức trẻ túm lấy quầng vú mẹ và mút hăng hái tới 10-20 phút. Trẻ chỉ giảm mức độ một lúc sau mà thôi.
  2. Trẻ vồ hụt: Trẻ trở nên “mất kiểm soát” khi nhìn thấy vú mẹ. Trẻ vồ vập lấy vú mẹ và làm tuột mất rồi khóc vì không bú được. Mẹ cần giúp trẻ giữ bình tĩnh vài lần trong mỗi lần cho bú. Chìa khóa giúp mẹ cho mẫu trẻ này bú là cho trẻ ăn ngay khi trẻ thức giấc, trước khi trẻ cảm thấy quá đói. Nếu khi trẻ vùng vẫy mà sữa từ ngực mẹ phun ra, mẹ có thể dùng tay vắt một vài giọt sữa đầu để làm chậm lại dòng sữa chảy.
  1. Trẻ chần chừ: Trẻ thuộc mẫu bú sữa này chỉ quan tâm tới việc bú khi lượng sữa chảy về ngực mẹ tăng. Mẹ không nên cho trẻ bú sữa bình hay uống nước trong bình vì cho trẻ bú bình sẽ khiến trẻ không muốn vú mẹ nữa. Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên, bất cứ khi nào trẻ tỉnh táo hoặc thấy miệng trẻ mấp máy. Những đứa trẻ lười biếng bú như thế này đôi khi mẹ nên đặt bé nằm trên bụng và ngực trần của mẹ trong chốc lát, mẹ sẽ thấy trẻ tự tìm đến ti mẹ. Nếu trẻ không chịu bú trong một vài ngày đầu tiên, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa bằng điện giữa lần cho bú để kích thích sản xuất sữa.
  1. Trẻ sành ăn: Trẻ thích chơi đùa với núm vú, nếm sữa rồi chép môi trước khi ngậm vú mẹ vào miệng. Nếu mẹ vội vàng hoặc thúc giục trẻ bú thì trẻ bực tức và la hét phản đối mẹ. Giải pháp tốt nhất là mẹ nên chịu đựng và nhẫn nại với trẻ. Sau một vài phút chơi đùa, trẻ sẽ dần ổn định và bú ngoan. Mẹ cần xem xét là môi và lợi trẻ ở trên quầng vú chứ không phải trên núm vú để chắc chắn là trẻ bú được đúng.
  1. Trẻ nghỉ ngơi: Mẫu trẻ này thích bú một chút, sau đó thư giãn vài phút rồi quay lại bú. Một số trẻ ngủ ngay trên ngực mẹ, khoảng 30 phút, và sau đó thức dậy làm thêm bữa “tráng miệng” nữa. Mẫu trẻ này có thể làm cho mẹ bối rối nhưng mẹ chỉ cần hiểu là những em bé này không “thích vội vã tẹo nào”. Cách tốt nhất là mẹ sắp xếp thêm thời gian cho trẻ bú và linh hoạt nhất có thể.

Để tìm hiểu con mình thuộc hình mẫu trẻ bú sữa nào là một trong những thách thức lớn nhất trong một vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Một khi mẹ hiểu được hình mẫu của trẻ thì mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định khi nào trẻ đói, khi nào trẻ đã no, bao lâu thì cho trẻ bú lại và mỗi lần cho bú bao lâu. Cách tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻbắt đầu bú sữa mẹ là khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đói trước khi trẻ khóc. Mẹ nên lưu ý trẻ cũng có những tư thế mà trẻ thích và thậm chí trẻ có thể thích bầu vú này hơn bầu vú kia nữa cơ đấy.

Vậy làm sao để cho con bú đúng cách là câu hỏi luôn được các mẹ quan tâm trong lần đầu tiên được làm mẹ. Mẹ tham khảo những kinh nghiệm về cách cho con bú được chia sẻ sau đây nhé:

Lần đầu tiên nhìn thấy cu Tin khóc oe oe rồi sau đó mở mắt tròn xoe nhìn mẹ khiến bao nhiêu mệt mỏi, đau đớn của việc sinh nở chợt tan biến. Mình nôn nóng chờ cô y tá đặt cu Tin nằm trên ngực mẹ để hơi ấm mẹ truyền sang cho con. Cảm giác ấy thật hạnh phúc các mẹ nhỉ. Nhưng hồi hộp không kém ấy là khi chuẩn bị cho con bú lần đầu tiên trong đời. Làm sao cho con bú đúng cách đây? Chưa bao giờ mình làm điều này cả nên cứ phải gọi là có một chút mong ngóng lẫn vui mừng, vì dù sao mình cũng tự tin là bản năng làm mẹ sẽ giúp mình vượt qua tất cả hệt như lần vượt cạn một cách tự nhiên thành công vừa rồi.

Mình đã cho con bú đúng cách ra sao?

Mình nằm nghiêng trên giường rồi đặt cu Tin nằm đối mặt với ngực mẹ, sau đó dùng núm vú chạm vào môi trên của con. Theo bản năng tự nhiên cu Tin mở miệng thật to ra rồi mình kéo con lại ngực đồng thời giữ ngực bằng ngón tay cái đặt trên quầng vú và những ngón tay còn lại cùng lòng bàn tay bên dưới quầng vú. Mình bóp nhẹ để môi của cu Tin tách ra bao lấy toàn bộ quầng vú dễ hơn. Lúc này lưỡi của con uốn lại thành hình máng xung quanh núm vú mẹ và rồi…kìa…cu Tin bắt đầu mút.


Phải mất khoảng 1-2 phút để phản xạ sữa chảy về mới phát tác do hành động mút của cu Tin đã kích thích các dây thần kinh làm cho sữa chảy về bầu ngực. Thật tuyệt vời khi cảm nhận dòng sữa chảy về và đang tuôn trào trong miệng con yêu. Mình biết là cu Tin đã “thực tập” hành động mút này vài lần khi còn ở trong bụng mẹ cơ, bằng cách mút bàn tay, ngón tay thậm chí cả chân nữa. Một số em bé khi được sinh ra có những vết phồng rộp trên những ngón tay nguyên nhân gây ra là do các bé thực tập mút quá nhiều giống cu Tin nhà mình.
Dấu hiệu để biết mẹ cho con bú sữa mẹ đúng cách là mẹ cảm nhận sữa chảy xuống, tử cung co thắt, nghe thấy tiếng trẻ nuốt rồi sau đó trẻ chìm vào giấc ngủ. Mừng quá đi, lần đầu cho con bú mình đều cảm nhận được chừng ấy dấu hiệu. Mình trượt nhẹ ngón tay giữa vào một bên miệng con để dừng cữ bú đầu tiên. Hạnh phúc đơn sơ quá khi nhìn con yêu đã no sữa rồi kìa.

Mẹ có đang cho con bú đúng cách hay không?

Dấu hiệu cho con bú đúng cách:
  • Miệng bé mở rộng, môi bé cong ra ngoài
  • Cằm và mũi bé tựa lên ngực mẹ
  • Bé mút sâu một cách đều đặn nhịp nhàng, theo đợt
  • Mẹ có thể nghe tiếng bé nuốt
  • Đầu ti mẹ cảm thấy thoải mái ngay sau khi bé bắt đầu bú
Dấu hiệu mẹ cho bú sai cách:
  • Đầu bé không nằm thẳng với thân bé
  • Bé chỉ mút đầu ti chứ không ngậm cả quầng vú
  • Bé mút nhanh, yếu và gấp gáp chứ không đều và sâu
  • Má của bé lõm vào và mẹ có thể nghe tiếng tic tic
  • Mẹ không nghe tiếng bé nuốt thường xuyên, ngay cả khi sữa về càng nhiều
  • Mẹ thấy đau khi cho bú hoặc bị tổn thương đầu ti

Những kinh nghiệm khác

Cho trẻ bú mẹ trong giờ đầu ngay sau khi sinh sẽ hình thành thói quen bú sữa tốt sau này. Có thể ngay sau đó, trẻ sẽ buồn ngủ ngay, nhưng nếu trẻ được bú ngay trong giờ đầu tiên, trẻ sẽ có được thói quen bú điều độ về sau.
Mẹ càng cảm thấy tự tin và thư giãn thì sữa càng chảy về nhanh hơn. Lần cho bú đầu tiên trong bệnh viện có lẽ khá khó khăn với mẹ, vì có thể mẹ đang thấy hồi hộp, hoặc chưa biết mình làm gì.

Cho con bú đúng cách sẽ không làm đau âm ỉ ở núm vú, quầng vú hoặc ngực. Nếu mẹ bị đau lúc đầu, hãy hỏi bác sĩ cách cho trẻ bú.

Cuối cùng, theo kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ truyền lại thì mình nên cho con bú cạn sữa ở một bên ngực hơn là cho con bú cả hai bên nhưng mỗi bên chỉ được một tẹo, vì càng bú lâu, thì con càng hấp thụ được nhiều chất béo và calo hơn.
Nguồn sưu tầm

Mẹo vặt trong bếp dành cho bà nội trợ đảm đang

7:05 PM |

Trong bếp có rất nhiều dụng cụ, vật dụng làm bếp. Vậy làm thế nào để làm sạch các vật dụng, bản quản đồ trong bếp. Các bạn hãy cùng tham khảo một vài mẹo vặt sau đây nhé:

1. Cách bảo quản sữa tươi:


2. Cách làm sạch bếp:


3. Cách sắt hành tây:

4. Nem rán giòn rụm


5. Cách dùng giấy báo trong bếp


6. Làm mới dầu đã chiên


7. Giữ chuối lâu hỏng


8. Giữ khoai tây khỏi mọc mầm


Nếu không muốn con bạn mù lòa, hãy ngừng ngay việc này từ tối nay

7:19 PM |
GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên GĐ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa chi sẻ thông tin này trên trang cá nhân của mình. Bạn hãy đọc kỹ và ngừng ngay việc này lại để bảo vệ mắt cho bản thân và con.
Bạn có biết, một thói quen mà 99% người mắc vào ban đêm có thể khiến họ bị ung thư mắt và mù lòa không?
Có lẽ bạn đã từng nghe nói hoặc biết tác hại này, nhưng bạn thường không mấy quan tâm. Sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người có thói quen thư giãn bằng cách tắt đèn, bật điện thoại và lướt mạng trước khi ngủ. Nếu vậy, chắc chắn bạn sẽ không còn dám làm điều đó sau khi đọc bài này.
Chia sẻ của GS Nguyễn Thanh Liêm
Chia sẻ của GS Nguyễn Thanh Liêm
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực. Khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng (trong thời gian dài), tia điện sẽ chiếu thẳng vào mắt. Nó sẽ gây khô kết mạc trong thời gian dài, và rút cuộc có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.
Để bạn nhận thức rõ hơn tác hại của việc xem điện thoại ban đêm, chúng tôi xin kể một câu chuyện thực tế mới xảy ra. Một người đàn ông 40 tuổi xin giấu tên bị chẩn đoán ung thư mắt vì thói quen này. Bệnh nhân đến gặp bác sĩ sau khi mắt anh ta không nhìn rõ. Lòng trắng trở nên đỏ quạch do tổn thương nặng. Gần như chắc chắn đó là vì anh ta luôn dùng điện thoại ít nhất 40 phút trong phòng tối trước khi đi ngủ.
Điều này đã khiến anh ta gặp một số vấn đề nghiêm trọng ở mắt – mắt gần như không nhìn thấy gì và có một số dấu hiệu của bệnh ung thư mắt. Bác sĩ không thể làm gì với ca bệnh này, vì việc thay võng mạc là cực kỳ khó trong điều kiện y khoa hiện tại.
Do đó, bạn luôn phải cẩn thận. Đừng dùng điện thoại di động 24/7, nhất là trong phòng tối. Điều này có thể thực sự nguy hiểm. Hãy chăm sóc đôi mắt, vì đó là cửa sổ tâm hồn và cửa sổ thế giới của bạn.

Hãy bỏ ngay thói quen có hại sức khỏe này ngay tối nay nhé!
Hơn nữa, nếu bạn vẫn coi thường điều này, vẫn còn một số nguy hiểm khác khi xem điện thoại ban đêm. Ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, 1 hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ. Do đó, nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.

Cái nhìn của cô giáo mầm non về cách dạy trẻ qua câu chuyện về 2 quả trứng

7:49 PM |
Tôi là cô giáo mầm non, vừa rồi có việc gia đình nên vào Sài Gòn ở ké nhà cô bạn thân thời đại học 1 tuần. Bạn tôi có một cậu con trai 5 tuổi, qua 1 tuần ở, được chứng kiến cách dạy con của bạn tôi thấy rất tuyệt vời, điển hình là bữa cơm với 2 quả trứng nên quyết định ghi ra đây để bổ sung cho kiến thức sư phạm của mình và để các mẹ khác tham khảo.
Bữa tối đó, người mẹ luộc 2 quả trứng gà lên. Cậu bé con rất thích trứng nên ăn rất nhanh quả trứng của mình, xong nhìn quả trứng còn lại thòm thèm, cậu hỏi:




- Mẹ ơi, sao còn 1 cái trứng của mẹ kìa, mẹ không ăn đi?
- Để chút mẹ ăn
- Con thèm ăn trứng quá, mẹ cho con ăn thêm nửa cái của mẹ nữa nha
- Không được, con đã ăn phần của con rồi, còn đó là phần của mẹ. Để yên! - Mẹ bé đáp đầy cứng rắn
- Đi mà mẹ, cho con ăn đi, con thèm ăn trứng lắm.

Bạn tôi vẫn cương quyết không cho dù nhìn thấy rõ là con mình đang rất thòm thèm. Tôi nghĩ mẹ mìn này thật lạ, nhiều mẹ cầu cho con ăn, còn mẹ này con xin đến rớt nước miếng lại không cho con ăn, sao lại đi căn ke với con từng quả trứng? Hồi sau có một cậu bé khác qua chơi nhìn thấy trứng, đòi ăn và bạn tôi cho thằng bé đó nguyên quả trứng. Thất vọng vì mẹ không cho mình, cậu con trai cúi xuống vừa ăn cơm vừa rơm rớm nước mắt, chắc nó nghĩ mẹ không thương mình. Và bạn tôi đã dạy con như vầy:
- Mẹ biết con thích ăn trứng, nhưng mẹ lại cho bạn khác con giận mẹ không?
- Dạ có giận, chắc là mẹ không thương con nữa.
- Mẹ vẫn luôn thương con chứ, không thương con mình thì thương ai?
- Vậy sao mẹ không cho con trứng?
- Này nhé mẹ hỏi, khi nãy mẹ luộc 2 quả trứng, có 2 mẹ con với nhau thì sao?
- Chia đều mẹ 1 cái, con 1 cái
- Vậy con đã ăn phần con, phần còn lại là của mẹ phải không?
- Dạ phải
- Vậy mình đã ăn xong phần mình có nên dòm ngó đến phần của người khác nữa không?
- Dạ không
- Vậy người khác sử dụng phần của họ thế nào là tùy họ phải không?
- Dạ phải
- Vậy mẹ cho bạn con, người đang không có quả trứng nào ăn, và rất thèm trứng vậy theo con có nên không?
- Dạ, dạ… nên.
- Vậy con có biết vì sao mẹ không cho con ăn trứng nữa không?
- Dạ vì con đã ăn phần của mình rồi. Còn phần của mẹ, mẹ muốn ăn hay cho ai tùy ý, con không được buồn.
- Đúng rồi con, khi mình đã có phần của mình và sử dụng nó rồi. Tất cả chấm dứt, đừng nhòm ngó sang phần của người khác nha, và cũng đừng ý kiến ý cò gì khi họ sử dụng phần của mình ra sao. Chúng ta sống cần phải viết chia sẻ với những người khác nữa, con hiểu không? Đáng lẽ đó là phần của mẹ và mẹ sẽ ăn, nhưng mẹ thấy thương bạn con nên đã nhường phần của mẹ lại cho bạn? Con thấy mẹ tốt bụng không?
- Dạ, tốt.
- Hết buồn chưa, vui vẻ trở lại chưa?
- Dạ rồi
Sau khi nghe mẹ giải thích, thằng bé đã hết giận và vui vẻ ăn cơm trở lại. Sau đó nó còn phụ mẹ dọn bàn, lau bàn nữa. Về phòng, tôi cứ nghĩ mãi đến cách dạy con của bạn mình, thật đáng học hỏi.
Tôi thấy rất nhiều mẹ Việt, luôn chiều và chấp nhận những đòi hỏi của con một cách vô tội vạ, kể khi con sai trái cũng chiều vì sợ tổn thương con, sợ con nằm vạ…. mà trẻ nhỏ, nếu được đằng chân sẽ lân đằng đầu. Ít ai chịu khó nói chuyện cùng con, phân tích cho con thấy những cái sai, cái đúng trong hành động của mình để sửa sai và thay đổi theo hướng tốt hơn. 

Từ câu chuyện của bạn mình, với tư cách là một cô giáo mầm non, tôi cũng xin góp vài lời cùng các mẹ, nếu đọc được bài của tôi, về cách dạy một số kỹ năng ở trẻ tuổi mầm non - thời điểm đặc biệt quan trọng của của trẻ - trẻ học 1 lần và nhớ mãi mãi đi mòn theo tính cách của trẻ :

Không được thỏa hiệp với cái sai của trẻ: Khi trẻ sai, mẹ cần kiên nhẫn phân tích đúng sai cho trẻ hiểu, để từ đó trẻ không mắc phải sai lầm nữa. Tuyệt đối không thỏa hiệp với bất cứ yêu cầu hay hành động gì của trẻ. Nếu trẻ đòi không được, lăn ra ăn vạ bạn cứ phớt lờ đi trẻ sẽ không lặp lại điều đó trong lần sau.

Dạy trẻ biết có trách nhiệm với hành động của mình: Ở tuổi từ 3 – 5 trẻ đã có nhận thức, biết phân biệt đúng sai do đó khi trẻ làm sai ba mẹ cần dạy trẻ cách chịu trách nhiệm với hành động của mình. Hãy cho trẻ hiểu rằng, trẻ cũng như tất cả mọi người, khi phạm sai lần thì sẽ phải trả giá.

Dạy trẻ biết thương yêu và sẻ chia: Ở độ tuổi nhỏ các mẹ đừng nghĩ con chỉ biết ăn, chơi không biết suy nghĩ, thật ra là có đấy. Trẻ rất nhạy cảm nên rất biết quan tâm và sẻ chia với người khác nếu bạn cho trẻ biết đó là điều đúng, là cần thiết và khuyến khích trẻ nên làm.

Dạy trẻ nói xin lỗi và cảm ơn: Đây là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp giữa người và người với nhau. Mẹ hãy dạy trẻ khi mình làm điều sai cần phải xin lỗi và khi ai đó là điều tốt cho mình hãy nói lời cảm ơn. Dạy điều này từ nhỏ sẽ hình thành thói quen tốt ở trẻ khi lớn lên.

Tập cho trẻ làm những việc nhỏ và tuyệt đối đừng làm thay cho trẻ: Ở tuổi 3 – 5 trẻ đã biết làm rất nhiều việc, do vậy mẹ hãy mạnh dạn giao việc cho con, đừng nghĩ con còn nhỏ không biết làm gì. Thực ra trẻ có thể làm tốt các việc vặt như phụ mẹ dọn bàn trước và sau khi ăn, tưới cây, xếp quần áo…. Khi trẻ làm không đúng thì mẹ hãy nhẹ nhàng chỉ dạy trẻ, tuyệt đối đừng thấy “chướng mắt” và làm thay trẻ nhé!
Nguồn sưu tầm
Powered by Blogger.

blog chia sẻ cách chăm sóc con cái, kinh nghiệm nuôi con, dạy con cách ăn cách nói, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Contributors